Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn

Ban dân tộc

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đoàn công tác người có uy tín tỉnh Lạng Sơn tham học tập, trao đổi kinh nghiệm về phát triển kinh tế; mô hình tiêu biểu; xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,... tại tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024

Thực hiện Kế hoạch số 20/KH-BDT ngày 27/3/2024 của Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn về việc triển khai thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 và nội dung 1, tiểu dự án 1 thuộc Dự án 10 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2024.

Từ ngày 27/9 đến ngày 30/9/2024, Đoàn công tác gồm 30 thành viên, do đồng chí Lý Văn Khi, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn làm Trưởng đoàn đã dẫn Đoàn đến thăm, làm việc, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc về mô hình phát triển kinh tế như: mô hình hợp tác xã (HTX) sản xuất Mì gạo Hùng Lô khu 4, xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; cơ sở sản xuất Nấm Đông trùng Hạ thảo Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Hợp tác xã (HTX) Mì gạo Hùng Lô được thành lập từ năm 2016, với sản phẩm chính là phở và mì gạo. Qua các năm hoạt động, HTX Mì gạo Hùng Lô đã trở thành một đơn vị chuyên sản xuất mì gạo nổi tiếng, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Mô hình HTX Mì gạo Hùng Lô

         

Anh Cao Đăng Vân - Phó Giám đốc HTX Mì gạo Hùng Lô cho biết, nghề làm mì gạo đã xuất hiện ở nơi đây từ rất lâu, là nghề “cha truyền con nối”. Mì gạo Hùng Lô có quy trình sản xuất rất nghiêm ngặt và tốn nhiều công sức. Có lẽ vì vậy, mà sản phẩm mì gạo ở đây có nhiều điểm đặc biệt hơn so với các loại mì gạo khác trên thị trường của nước ta. Sợi mì được làm ở làng Hùng Lô dẻo dai, trong, để từ sáng đến trưa mà vẫn ít bị trương và giữ nguyên độ tươi ngon. Với sự trợ giúp của máy móc, nghề làm mì hiện nay đã bớt vất vả hơn trước đây rất nhiều. Hiện nay, HTX Mì gạo Hùng Lô có 30 nhân công, chủ yếu là người trong làng.

 

Để làm ra sợi mì tươi ngon, cần đến nhiều công đoạn, từ ngâm gạo, xay gạo, tráng bánh, cắt sợi, phơi khô… Khi xưa người dân còn làm thủ công, nghề làm mì vô cùng vất vả và chỉ cho ra 20 - 30 kg thành phẩm mỗi ngày. Ngày nay, với sự hỗ trợ của máy móc và các trang thiết bị hiện đại, mỗi ngày, HTX có thể cho ra đến 1,5 tấn thành phẩm.

 

Cơ sở sản xuất hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo được thành lập năm 2009. Trên ý tưởng của một chủ cơ sở đầy khát khao xây dựng một thương hiệu đặc trưng về nấm ăn, nấm dược liệu mang tên Nấm Tam Đảo nhằm phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên về khí hậu cũng như lợi thế về địa danh là khu du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và của cả nước nói chung. Một dãy núi cao trùng điệp có nền nhiệt mát mẻ, phong cảnh hùng vĩ bao quanh khu du lịch tâm linh quốc gia Tây Thiên.

Cơ sở HTX sản xuất Nấm Tam Đảo

 

Về mẫu mã bao bì của các sản phẩm được HTX Nấm Tam Đảo rất quan tâm trú trọng như đảm bảo tính truyền thông, ưa nhìn, nội dung thông tin đầy đủ giúp người tiêu dùng rễ nhận ra sản phẩm, đọc và hiểu nhanh cách thức sử dụng cũng như công dụng của từng sản phẩm. Đối với các đối tác tiêu thụ sản phẩm của Nấm Tam Đảo cũng được quan tâm sâu sát. Nhằm giúp phân phối sản phẩm ra thị trường một cách hiệu quả, thuận lợi. Nấm Tam Đảo cung cấp hàng hóa đúng với cam kết và đã công bố về chất lượng.

 

 

Trong chuyến công tác học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các địa phương, Đoàn công tác người có uy tín tỉnh Lạng Sơn đã nhận được sự quan tâm, phối hợp của Ban Dân tộc các tỉnh bạn, trao đổi  nắm bắt  thông tin về tình hình phát triển kinh tế mô hình sản xuất. Các thành viên đoàn công tác đã có cơ hội được quan sát, trực tiếp trao đổi với cơ sở sản xuất làm kinh tế giỏi, cách làm hay của tỉnh bạn.

Qua chuyến đi các thành viên trong đoàn đã nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế, khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo của địa phương tỉnh bạn trên cơ sở đó khi trở về các địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân, bản thân mình vận dụng tại địa phương nhằm từng bước giảm nghèo bền vững vươn lên trong cuộc sống./.

 

                                                          Hoàng Thị Hà – Văn phòng


Tác giả: Hoàng Thị Hà - Văn phòng