Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn

Ban dân tộc

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh thời gian qua, nhiệm vụtrong thời gian tới

Năm 2023, Lạng Sơn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả kéo dài của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Tỉnh ủy, sự giám sát, đồng hành của HĐND tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, sự cố gắng, nỗ lực của Nhân dân, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, điều hành đồng bộ, toàn diện các lĩnh vực với nhiều giải pháp linh hoạt, phù hợp thực tế đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Năm 2023, Lạng Sơn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả kéo dài của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Tỉnh ủy, sự giám sát, đồng hành của HĐND tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, sự cố gắng, nỗ lực của Nhân dân, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, điều hành đồng bộ, toàn diện các lĩnh vực với nhiều giải pháp linh hoạt, phù hợp thực tế đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

 Tình hình sản xuất và đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của tỉnh cơ bản ổn định. Sản xuất nông, lâm nghiệp đạt kế hoạch đề ra, các cây trồng có giá trị kinh tế tiếp tục phát triển, mở rộng diện tích. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 7% (Cả nước ước đạt trên 5%, GRDP bình quân đầu người/địa bàn tỉnh ước đạt 59,8 triệu đồng, tương đương 2.542 USD). Các hoạt động văn hóa, thể thao được quan tâm thực hiện. Các chính sách, giải pháp ổn định, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động tiếp tục được triển khai có chuyển biến tích cực. Công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, chính sách giáo dục, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được quan tâm thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời, nhận được sự hài lòng của Nhân dân (Kết quả khám và chữa bệnh công lập cả 3 tuyến ước đạt trên 1,39 triệu lượt, đạt 97% kế hoạch, điều trị nội trú bệnh viện và lưu trú tại trạm y tế xã 145.670 lượt, đạt 95%, điều trị ngoại trú 64.543 lượt, đạt 105,9%). Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững.

Ban Dân tộc đã chủ động, tích cực tham mưu UBND tỉnh thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719 hoặc Chương trình). Đây là chương trình mới, nội dung đa dạng, trong đó đã tích hợp một số chính sách đã, đang thực hiện ở giai đoạn trước (Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS; Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 12/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ duyệt Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025; Quyết định số 498/QĐ-TTg, ngày 14/4/2015 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025) như chính sách đối với người có uy tín; ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế xã hội; giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống,... Do đó cần tập trung cao độ lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng cơ chế, chính sách, huy động các nguồn lực để thực hiện.

Về công tác xây dựng cơ chế, chính sách: Tỉnh đã ban hành 13 văn bản về cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện, trong đó: 04 nghị quyết của HĐND tỉnh, 06 quyết định và 01 kế hoạch của UBND tỉnh, 01 chương trình của Ban Chỉ đạo, 01 chỉ thị của UBND tỉnh, cơ bản đã hoàn thành ban hành các văn bản về cơ chế, chính sách thuộc trách nhiệm của tỉnh quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, ngày 19/4/2022 và Nghị định số 38/2023/NĐ-CP, ngày 24/6/2023 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG và các văn bản quy phạm khác của trung ương.

Công tác chỉ đạo, điều hành: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành cụ thể hóa các chủ trương, định hướng, quy định của trung ương, của tỉnh về công tác dân tộc thành chương trình, kế hoạch cụ thể (Nghị quyết: số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030; Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ ban hành Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Nghị quyết số 58-NQ/TU ngày 29/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về công tác dân tộc và thực hiện Đề án tổng thể phát triển kinh tế  - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2030 và các văn bản liên quan khác của các bộ, ngành, của tỉnh về công tác dân tộc...). Chỉ đạo thực hiện các chính sách dân tộc gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ đạo, tăng cường công tác tuyên truyền vùng đồng bào DTTS&MN gắn với các phong trào thi đua. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình được thực hiện thường xuyên. Hoàn thành việc thành lập bộ máy quản lý điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình từ tỉnh đến huyện, xã theo quy định (UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 499/QĐ-UBND ngày 23/3/2022 về việc thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1216/QĐ-UBND ngày
21/7/2022 của UBND tỉnh về việc phân công thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành thực hiện nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo thực hiện Chương trình; Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh đã ban hành Quyết định số 95/QĐ-BCĐ ngày 13/6/2022 về quy chế hoạt động của Ban Chỉ
đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 38/QĐ-BCĐ ngày 21/6/2022 thành lập tổ công tác; Thông báo số 35/BCĐ-TCT ngày 27/10/2022 phân công nhiệm vụ các thành viên tổ công tác Chương trình tỉnh Lạng Sơn). Trên cơ sở đó, 11/11 huyện, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện; hướng dẫn 100% xã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp xã.

Việc lập và giao kế hoạch thực hiện Chương trình: Trên cơ sở quyết định giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Chương trình; Ban Dân tộc đã chủ trì, phối hợp với các ngành tham mưu UBND tỉnh lập kế hoạch chi tiết thực hiện Chương trình năm 2023 ngay từ đầu năm (Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 08/3/2023 của UBND tỉnh) phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch vốn đã xây dựng.

Công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình: Đối với nguồn vốn phân bổ năm 2023: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1966/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Tổng kế hoạch vốn giao thực hiện Chương trình là 1.188.600 triệu đồng, trong đó: vốn đầu tư phát triển là 570.354 triệu đồng; vốn sự nghiệp là 618.246 triệu đồng. Kết quả giải ngân đến ngày 31/12/2023: Vốn đầu tư: 430.192 triệu đồng, đạt 76% kế hoạch; vốn sự nghiệp: 122.614 triệu đồng, đạt 20% kế hoạch.

Đối với vốn phân bổ năm 2022 thực hiện kéo dài sang năm 2023: Tổng kinh phí năm 2022 thực hiện kéo dài sang năm 2023 là 343.591 triệu đồng; trong đó: vốn đầu tư phát triển 179.183 triệu đồng; vốn sự nghiệp 164.408 triệu đồng. Kết quả giải ngân đến ngày 31/12/2023: Vốn đầu tư: 159.638 triệu đồng, đạt 89% kế hoạch; vốn sự nghiệp: 51.945 triệu đồng, đạt 32% kế hoạch.

Thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình tại Quyết định số
1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 và Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022
của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2023, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch
số 59/KH-UBND ngày 08/3/2023 về thực hiện Chương trình; trong đó tập
trung phấn đấu thực hiện hoàn thành 03 mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình: Giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 vùng đồng bào DTTS&MN: 2,9%/năm. Số xã thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn: 05 xã. Số thôn thoát khỏi đặc biệt khó khăn: Chưa rà soát.

 Bên cạnh đó một số chính sách khác như thực hiện Đề án Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS đến năm 2025; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới cũng được chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt đạt nhiều kết quả tích cực, qua đó góp phần quan trọng cải thiện, nâng cao đời sống vùng DTTS trên địa bàn tỉnh.

Nhiệm vụ thời gian tới: Ban Dân tộc tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định của Đảng, Nhà nước, Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh về công tác dân tộc, chính sách dân tộc; tăng cường quản lý nhà nước về công tác dân tộc.  Tập trung triển khai thực hiện Chương trình 1719 giai đoạn 2021-2025 năm 2024; huy động tối đa, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, ưu tiên nguồn lực để tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là đường giao thông trục xã, liên xã, các công trình thủy lợi, chợ, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa,... Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức vùng DTTS về thực hiện Chương trình 1719 gắn với Chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Tham mưu chuẩn bị tốt và tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV, năm 2024. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn nhằm kịp thời phát hiện, tháo gỡ, khắc phục khó khăn, vướng mắc ngay từ cơ sở./.


Tác giả: Lâm Văn Viên - Phó Trưởng ban